DỊCH VỤ SỬA CHỮA MÁY TÍNH KHU ĐÔ THỊ THANH HÀ TẠI NHÀChi tiết +

CSKH 24/7

Hà Nội khu vực Miền Bắc: 024 3520 2401

TP. Hồ Chí Minh khu vực Miền Nam: 028 3539 8583

Hà Nội Computer | hacom| hanoicomputer joint stock company

HÀ NỘI COMPUTER | HACOMHANOICOMPUTER JOINT STOCK COMPANY

Quận Hà Đông

Quận Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây Nam. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội.

Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội, giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và Hà Nam, Ninh Bình.

Địa giới hành chính: phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm, phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức, phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ, phía nam giáp huyện Thanh Oai,.

Trước 2006, diện tích thị xã Hà Đông là 16 km², dân số 9,6 vạn người. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, còn số dân là 228.715 nhân khẩu.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, Hà Đông có có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu.

Hành chính

Hà Đông gồm 17 phường: Quang Trung; Nguyễn Trãi; Hà Cầu; Vạn Phúc; Phúc La; Yết Kiêu; Mộ Lao; Văn Quán; La Khê; Phú La; Kiến Hưng; Yên Nghĩa; Phú Lương; Phú Lãm; Dương Nội; Biên Giang; Đồng Mai.

Lịch sử

Nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập thành các tỉnh mới: phủ Lý Nhân lập thành tỉnh Hà Nam, phủ Ứng Hòa và Thường Tín thành lập là tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ.

Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, và tỉnh lỵ Cầu Đơ cũng đổi tên thành thị xã Hà Đông.

Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây[3], gồm 3 phường: Nguyễn Trãi, Quang Trung, Yết Kiêu và 3 xã: Hà Cầu, Vạn Phúc, Văn Yên.

Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Kiến Hưng thuộc huyện Thanh Oai và xã Văn Khê thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.[4]

Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hà Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình.[5]

Theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (khoá VI) ngày 29 tháng 12 năm 1978[6] và Quyết định số 49-CP[7] của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới của một số xã, thị trấn của thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông cùng một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội (thuộc Hà Sơn Bình có 6 huyện, thị sáp nhập gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức). Tỉnh lỵ của Hà Sơn Bình vẫn là Hà Đông. Tình trạng này vẫn duy trì cho đến năm 1991.

Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, tái lâp tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, Hà Đông trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ.[8]

Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chia xã Văn Yên thành 2 phường: Văn Mỗ và Phúc La.

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu thành 2 phường tương ứng; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và 2 xã Phú Lương, Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý.[10]

Ngày 1 tháng 4 năm 2006, chuyển 2 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.[11]

Ngày 27 tháng 12 năm 2006, thị xã Hà Đông chính thức trở thành thành phố Hà Đông.

Ngày 1 tháng 3 năm 2008, chia phường Văn Mỗ thành 2 phường: Văn Quán và Mộ Lao; chia xã Văn Khê thành 2 phường: La Khê và Phú La.[13]

Từ đó, thành phố Hà Đông có 10 phường: Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu và 7 xã: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.[14]

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Đông.[15] Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội (sau quận Long Biên).

Kinh tế

Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự.

Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

Về đầu tư-xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Xa La, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, Dương Nội trục đô thị phía Bắc, dự án đường trục phía nam Hà Nội…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla.

Trung tâm mua sắm

Chợ Hà đông
Vinatex – mart
Đại siêu thị Hiway Supercenter Hà Đông
Co.op Mart Hà Đông
Trung tâm thương mại Melinh Plaza Hà Đông (bao gồm Metro Hà Đông)
Văn hóa
Hà Đông là một vùng đất có truyền thống và văn hóa lâu đời. Trên địa bàn quận có một số làng nghề nghề nổi tiếng sau:

Làng Vạn Phúc

Vạn Phúc (nay đổi thành phường Vạn Phúc) nằm ở phía bắc của Hà Đông. Làng Vạn Phúc xưa là làng Việt cổ (Nhất thôn, nhất xã) có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu đời (hơn 1000 năm). Tương truyền Đức Thánh Thành Hoàng là Bà Ả lã Nàng Đê – người có công lập làng, dạy dân nghề canh củi, Lụa Vạn Phúc đã đi vào ca dao tục ngữ, nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc: “The La, lụa Vạn, sồi Phùng” (the La Khê và lụa Vạn Phúc đều thuộc Hà Đông), “Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Danh tiếng của lụa Hà Đông đã đi vào thi ca, âm nhạc và điện ảnh (xem Áo lụa Hà Đông). Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Vạn Phúc còn là an toàn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, tháng 12/1946 Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Trung ương mở rộng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trên cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Làng Đa Sỹ

Làng Đa Sĩ nằm ở sát phía nam trung tâm quận. Đây là một làng làng cổ có nghề rèn nổi tiếng và là một làng có truyền thống hiếu học. Dưới triều đại phong kiến Đa Sĩ là làng có nhiều người thi thố đỗ đạt cao. Trải qua các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sĩ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ. Đa Sĩ có 11 tiến sĩ, trong số này có hai người là trạng nguyên, một người là lưỡng quốc trạng nguyên. Đa Sĩ còn nổi tiếng bởi đức tính lao động cần cù sáng tạo. Với trí tuệ, tài năng, người Đa Sĩ tạo nên những sản phẩm rèn nổi tiếng phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm rèn Đa sĩ từ con dao, cái kéo đến những sản phẩm nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có mặt khắp mọi miền. Làng Đa Sĩ còn có nhiều bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, khỏe thận tráng dương, những bài thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân rất hiệu nghiệm như: sốt rét, ngã nước, trúng độc, tiêu chảy, sài đẹn. Đây là những bài thuốc do Đức thánh Thánh Hoàng làng – Danh nhân văn hóa – Danh y – Lương dược hầu – Người thầy thuốc quân y đầu tiên của quân đội Việt Nam, lương dược linh thông cư sĩ Hoàng Đôn Hòa nghiên cứu, sủ dụng hiệu quả đóng góp công sức to lớn vào việc bảo vệ, chăm sóc súc khỏe binh lính và nhân dân. Hiệu quả của các bài thuốc nổi tiếng đến mức ông được vua Lê Thế Tông cử giữ chức Điều hộ lục quân, sau đó được gia phong chức thị nội Thái y viện thủ phiên và được nhà vua chọn làm phò mã gả con gái là Phương Anh công chúa.

Hai thế kỷ sau, các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa đã được Trịnh Đôn Phác, lương y của Đa Sĩ (thế kỷ 18) kế thừa, phát huy. Với tài năng xuất chúng, Trịnh Đôn Phác vận dụng sáng tạo các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa, chữa khỏi nhiều chúng bệnh nan y cho nhân dân. Ông cũng được làm Thủ phiên tại Thái y viện. Trong lần đi sứ sang triều đình Mãn Thanh, ông đã chữa được bệnh nan y cho vua Càn Long và được phong danh hiệu “Lịch thế y”. Ông có công lưu giữ, biên soạn, bổ sung cuốn sách “Hoạt nhân toát yếu” (Phép cốt yếu cứu người) của Hoàng Đôn Hòa bao gồm 201 phương thuốc chữa bệnh đơn giản; kinh nghiệm ứng trị 103 phương thuốc nội khoa, 21 phương thuốc ngoại khoa, 11 phương thuốc phụ khoa, 6 bài thuốc thương khoa, 5 bài thuốc nhi khoa, 55 bài thuốc trị bệnh cho thú vật. Ngoài ra còn kèm một thiên về “Tính mệnh khuê tăng chi bổ” (Giữ gìn bồi bổ súc khỏe, tính mệnh con người, kéo dài tuổi thọ).

Làng La Khê

Làng La Khê là một trong bảy làng La thuộc tổng La trước đây. Làng La Khê nổi tiếng là làng Việt cổ trong “tứ quý danh hương Mỗ La Canh Cót”. Người La Khê tự hào vói truyền thống văn vật: “trai làng có quận công, tiến sỹ; gái làng có vương phi, hoàng hậu”. La Khê là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao. Thời phong kiến có 9 người đỗ tiến sĩ. Làng La Khê còn nổi tiếng với sản phẩm the tiến vua với hoa văn độc đáo. La Khê còn nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian với Khu di tích Đình – Chùa – Bia Bà La Khê là nơi thờ bà Trần Thị Hiền (1511-1538), con gái cụ đô lục sĩ, dũng quận công Trần Trân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Thái Tông.

Danh nhân Hà Đông

Vốn là vùng đất tú quý danh hương, lại gần kinh kỳ, nên xưa, nay vùng đất Hà Đông cũng đã xuất hiện nhiều bậc hiền tài, thi thố đỗ đạt đại khoa thời phong kiến hoặc nổi tiếng là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà quân sự lỗi lạc thời hiện đại. Có thể kể ra đây một vài nhân vật tiêu biểu:

Ngô Duy Viên
Nguyễn Duy Nghi
Ngô Duy Trùng
Lê Đăng Cử
Hoàng Đôn Hòa
Trịnh Đôn Phác
Trần Khắc Minh
Hoàng Nghĩa Phú
Hoàng Du
Hoàng Tế Mỹ
Lê Hoàng Vĩ
Lê Trọng Dĩnh
Hoàng Trình Thanh
Nguyễn Dy Quyết

Nguyễn Tông
Nguyễn Vũ
Nguyễn Thước
Lương Lê
Nguyễn Giác
Lưu Hy
Nguyễn Trang
Bạch Thái Bưởi
Lê Trọng Tấn
Nguyễn Văn Hiệu: Nhà vật lý nổi tiếng của Việt Nam
Hồ Phương
Xuân Quỳnh

Tại trường Đại học Harvard của Mỹ có hai học sinh Việt Nam là người khu Cầu Đơ, Hà Đông.

Các cơ quan tại Hà Đông

Cơ quan trung ương

Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, số 1 Ngô Thì Nhậm
Báo Thanh tra tại số 100 Tô Hiệu
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (Bộ Quốc phòng) tại số 94 Lê Lợi
Truyền Hình Cáp Việt Nam – Chi nhánh 6 – Lô 18 Khu đô thị 4A số 560 đường Quang Trung
Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học – Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại số 27 Tô Hiệu
Trung tâm Thông tin Ứng dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại số 10 đường Quang Trung

Cơ quan thuộc Hà Nội

Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất Thành phố Hà Nội tại khu đô thị Mỗ Lao
Sở Giao thông vận tải tại số 2 Phùng Hưng (trụ sở UBND tỉnh Hà Tây cũ)
Sở Tư pháp Hà Nội tại số 2 Phùng Hưng
Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Hà Nội tại số 2 Phùng Hưng.
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tại số 7 Nguyễn Trãi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tại 38 Tô Hiệu
Liên minh các HTX, địa chỉ tại đường Trần Phú (trước đây là trụ sở Sở Công thương Hà Tây)
Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội, địa chỉ tại số 4- Phùng Hưng.

Trường đại học

Một số trường đại học đóng tại địa bàn Quận Hà Đông:

Đại học Đại Nam
Đại học Thành Tây
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viện An ninh nhân dân
Học viện Chính trị Quân sự
Học viện Quân y
Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (trước là Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội)

Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận: Tập trung ở khu vực quận Hà Đông và các phụ cận. Các sản phẩm du lịch chủ vếu gồm: Du lịch làng nghề; Du lịch nghỉ cuối tuần; Du lịch văn hóa; Du lịch vui chơi giải trí.

Hà Đông có di tích lịch sử – văn hóa

Trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.

Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội và là cửa ngõ phía tây nam của thủ đô. Quận nằm tại nơi giao nhau của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và tỉnh lộ 70A. Quận Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của Quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và đi các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.

Phía đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh XuânPhía bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài ĐứcPhía tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ với ranh giới là sông ĐáyPhía nam giáp huyện Thanh Oai.Trước 2006, diện tích quận là 16 km², dân số 9,6 vạn người.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 01/2006/NĐ-CP, quận có 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 173.707 nhân khẩu. 2% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Lịch sửThời nhà Nguyễn quận Hà Đông nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ.

Hiện vẫn còn chợ Cầu Đơ và đình làng Cầu Đơ.Những năm đầu thành lậpNăm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, và tỉnh lỵ

Cầu Đơ cũng đổi tên thành thị xã Hà Đông.

Tỉnh Hà Đông

Bao gồm thị xã Hà Đông, các phủ Hoài Đức, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, huyện Hoàn Long (nguyên là khu vực ngoại thành Hà Nội).

So về diện tích thì tỉnh Hà Đông rộng gấp nhiều lần thành phố Hà Nội. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và từ đây, cái tên tỉnh Hà Đông bắt đầu xuất hiện.

Trước đó, tên Hà Đông chỉ duy nhất xuất hiện trên phạm vi toàn quốc là tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam (nay là thành phố Tam Kỳ) và tên Hà Đông từng là tên một tỉnh ở miền Bắc nước Trung Hoa.Tỉnh lỵ Hà Đông chiếm một diện tích nhỏ hẹp khoảng 0.5 km² đất ruộng làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng (phía nam thuộc tổng Thanh Oai Hạ) và chỉ có 36 suất đinh trong tổng số hơn 1000 người, phần đông là công chức, binh lính và gia đình họ. Một số khác là chủ các hiệu buôn.

Qua những tư liệu khai thác được cho thấy, Hà Đông manh nha hình thành từ những năm 1896 – 1899 khi tòa công sứ của Chính phủ Pháp di dời về Cầu Đơ. Lúc này, việc xây dựng và kiến trúc ở tỉnh lỵ Hà Đông đã khởi động: đầu tiên là việc bắc cầu qua sông Nhuệ (cầu Trắng), tiếp đó là việc rải đá đường quốc lộ 6 từ Hà Nội vào Hà Đông và từ Hà Đông đi Hòa Bình, rồi công việc đổ đất xây cất dinh công sứ, dinh tổng đốc rồi lập trường Pháp – Việt ở tỉnh lỵ….Đây là giai đoạn khởi đầu ngổn ngang công trường vật liệu, chứng tỏ sự quyết tâm đầu tư mạnh mẽ của nhà cầm quyền đương thời cho việc xây dựng một thủ phủ cấp tỉnh.

Hà Đông còn làm xong đường sắt dành cho xe điện về thôn Thái Hà.

Từ năm 1904 – 1910, Sở Công chính tỉnh Hà Đông đã tu bổ những con đường mà hiện nay chúng ta vẫn thường đi qua và tiếp tục xây những chiếc cầu mới một cách giản dị, bền chặt hơn những cầu cũ (mặt cầu làm bằng dầm sắt, chân cầu có cột xây).

Đầu năm 1911 làm nốt con đường xe điện vào Hà Đông, đường tàu điện này có hướng Bờ Hồ – Hà Đông dài 10,36 km, vượt qua cầu Trắng vào tới bãi tre nứa bên sông Nhuệ và chợ gia súc (nay là khu tập thể Nhuệ Giang).

Nhờ con đường tàu điện thuận tiện này mà những lò mổ ở Hà Nội, Hải Phòng thường đến mua thịt bò, lợn, trâu ở chợ Đơ tỉnh lỵ Hà Đông.Năm 1913 tiếp tục làm một cầu bằng bích long dài 60m bắc qua con sông Nhuệ ở cột mốc số 34 đường Hà Nội – Hòa Bình và đặt tên là cầu Mỗ Hội (nay là cầu Mai Lĩnh trên tuyến quốc lộ 6). Năm 1916 làm lại mặt cầu Hà Đông (nay là cầu Đơ Hội) bằng bích long. Năm 1918 mở rộng và sửa lại đường Hà Nội đi Hòa Bình.

Cũng trong thời gian này, Pháp cho lập nhà trường Pháp-Việt, làm lại dinh quan tổng đốc, lập Trường Thư ký tỉnh, xây các nhà thờ huyện Phú Xuyên, Thanh Trì, Thường Tín và Hoài Đức.

Năm 1904, lập chợ Hà Đông.

Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thể kỷ XX khi xây 3 nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình, Viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài thành phố Hà Nội. Năm 1910 lập nhà thương ở tỉnh lỵ.

Năm 1914, xây dựng nhà thờ Thiên Chúa giáo, đây là công trình kiến trúc có niên đại sớm nhất thị xã Hà Đông hiện còn tồn tại. Năm 1918 lập thêm nhà hộ sinh ở nhà thương và trong tỉnh lại đặt ra 19 nhà trạm nữa.Với hạ tầng kiến trúc tương đối hoàn thiện, Hà Đông là một tỉnh lỵ khá phát triển với những khu phố sầm uất. Vào khoảng những năm 1920, dân số của thị xã có 261 (chưa rõ số người hay suất đinh, nhưng có thể xác định là 261 suất đinh) bao gồm 50 có tên trong sổ hộ tịch và 211 không hộ tịch.

Nếu đúng con số 261 là suất đinh thì so với năm 1904 (năm thành lập tỉnh lỵ Hà Đông thì con số suất đinh từ 36) đã tăng lên 261 vào năm 1920.

Đó là sự tăng tiến hợp lý và thích hợp trong quá trình hình thành và phát triển Hà Đông ngày ấy. Trước năm 1945 thị xã Hà Đông có rạp Sinel Majestic, có rạp hát Thiêm Xuân Đài nằm ở đại lộ Doumer Bert (dựa theo tên của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và Paul Bert) và nay là nhà thi đấu Hà Đông trên đường Quang Trung.Hà Đông trong hai cuộc chiến tranh (1946–1975)Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây

Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Kiến Hưng thuộc huyện Thanh Oai và xã Văn Khê thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.

Hà Đông thời kỳ đổi mới (1976–nay)Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hà Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình.

Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 3 phường: Nguyễn Trãi, Quang Trung, Yết Kiêu và 5 xã: Hà Cầu, Kiến Hưng, Văn Khê, Vạn Phúc, Văn Yên.

Theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (khoá VI) ngày 29 tháng 12 năm 1978[6] và Quyết định số 49-CP

của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới của một số xã, thị trấn của thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông cùng một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội (thuộc Hà Sơn Bình có 6 huyện, thị sáp nhập gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức).

Tuy nhiên, trên thực tế, Hà Đông vẫn thuộc tỉnh Hà Sơn Bình và là tỉnh lỵ. Tình trạng này vẫn duy trì cho đến năm 1991.Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, tái lập tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, Hà Đông trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ.[8] Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chia xã Văn Yên thành 2 phường: Văn Mỗ và Phúc La.

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu thành 2 phường tương ứng; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và 2 xã Phú Lương, Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý.[10] Ngày 4 tháng 1 năm 2006, chuyển 2 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.

Ngày 27 tháng 12 năm 2006, thị xã Hà Đông chính thức trở thành thành phố Hà Đông.

Ngày 1 tháng 3 năm 2008, chia phường Văn Mỗ thành 2 phường: Văn Quán và Mộ Lao; chia xã Văn Khê thành 2 phường: La Khê và Phú La.

Từ đó, thành phố Hà Đông có 10 phường: Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu và 7 xã: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Đông được nhập vào thành phố Hà Nội.

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên toàn bộ diện tích và dân số của thành phố Hà Đông, gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai , Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu. 

Từ đó, Hà Đông trở thành quận nội thành thứ 10 của thủ đô.

Trả lời